Selenium (Se) là một khoáng chất vi lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Dù mỗi ngày chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng tác dụng thần kỳ của Selenium là không thể chối cãi. Selenium có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư. Ngoài ra Selenium còn có vai trò quan trọng đối với khả năng xử lý của não bộ và hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch.
Tác dụng thần kỳ của Selenium
Selenium có thể kết hợp với protein tạo nên các selenoprotein là selenoprotein P và selenoprotein W. Các selenoprotein chống oxy hóa cực tốt và có khả năng đặc biệt là ngăn ngừa tình trạng lão hóa chất béo, hỗ trợ chống lại các bệnh tim mạch. Selenium cũng là một nguyên tố kim loại cần thiết trong một hợp chất chống oxy hóa khác là glutathione peroxidase. Phần selenium sẽ liên kết với nhóm glutathione. Cả ba chất chống oxy hóa trên có tác dụng kiềm hãm các phản ứng gây sưng viêm (inflammation) là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch. Chúng cũng giúp cơ thể phục hồi nhanh sau các tổn thương của cơ thể bao gồm cả các phản ứng trao đổi chất tự nhiên trong cơ thể (vì các quá trình này luôn tạo ra các phân tử bức xạ)
Như đã thấy, selenium có khả năng chống oxy hóa tuyệt vời. Tác dụng thần kỳ này của selenium có thể làm giảm khả năng thoái hóa thần kinh và chứng suy giảm trí nhớ trước tuổi. Các nhà khoa học hiện đang xúc tiến việc ứng dụng selenium trong điều trị các bệnh liên quan đến trí não như Alzheimer. Khả năng chống oxy hóa cực mạnh của selenium còn giúp bảo vệ các ADN chống lại các gốc tự do. Điều này đồng nghĩa với selenium còn có tác dụng phòng ngừa ung thư. Và đương nhiên, khi ngăn ngừa được các gốc tự do, selenium sẽ còn thêm tác dụng chống lão hóa.
Selenium còn có khả năng hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp. Thật vậy, selenium có trong thành phẩn của iodothyronin deiodinase có liên quan đến tổng hợp và sản xuất hormon triiodothyronin (T3) từ thyroxin (T4). Hormon T3 ảnh hưởng đến hầu như mọi quá trình sinh lý trong cơ thể, bao gồm sinh trưởng và phát triển, sự trao đổi chất, nhiệt độ cơ thể và nhịp tim. Nghiên cứu cũng cho thấy người có hàm lượng selenium ít xảy ra các vấn đề rối loạn liên quan đến tuyến giáp.
Một tác dụng thần kỳ khác của selenium là selenium có khả năng phục hồi Vitamin C sau khi Vitamin C bị oxy hóa. Vitamin C cũng là chất chống oxy hóa nên khi vào cơ thể đôi khi cũng bị oxy hóa. Selenium giúp phục hồi Vitamin C từ các mảnh giáp nhỏ giúp cho quá trình trao đổi chất của cơ thể hiệu quả hơn rất nhiều. Nhiều nghiên cứu cho thấy, với người bệnh, dùng Vitamin C kết hợp với selenium sẽ hiệu quả hơn. Ngoài ra, selenium còn có khả năng là giảm độc tính của các kim loại độc như thủy ngân, chì, asen, cadmium,… Selenium có khả năng kết hợp với các kim loại này cùng với một protein đặc biệt là metalloprotein làm mất tác dụng của các kim loại độc và tăng cường đào thảo chúng ra khảo cơ thể.
Liều lượng Selenium khuyên dùng
Liều lượng selenium tiêu chuẩn được khuyên dùng tương ứng với:
- Trẻ từ 0-6 tháng: 14 mcg/ngày
- 7-12 tháng: 20 mcg/ngày
- 1-3 tuổi: 20 mcg/ngày
- 4-8 tuổi: 30 mcg/ngày
- 9-13 tuổi: 40 mcg/ngày
- 14 tuổi trở lên: 55 mcg/ngày
- Phụ nữ có thai: 60 mcg/ngày
- Phụ nữ cho con bú: 70 mcg/ngày
Thiếu hụt Selenium
Nhóm người chịu tổn thất nhiều nhất khi thiếu hụt selenium là trẻ em. Trẻ em dễ mắc các bệnh tim mạch khi thiếu selenium. Phụ nữ mang thai thiếu cả selenium và iot thì đứa trẻ sinh ra cầm chắc bị bệnh ngu đần, trí não kém phát triển. Lượng selenium thấp còn gây ra bệnh bứu cổ và suy giảm hệ miễn dịch. Người lớn thiếu selenium làm giảm sức đề kháng và có khả năng không chống chọi lại được với các chứng stress.
Dư thừa Selenium
Cái gì dư cũng có hại. Mặc dù selenium có nhiều tác dụng thần kỳ nhưng không phải cứ nhiều là tốt. Selenium khi sử dụng ở liều cao có thể gây ngộ độc. Trường hợp ngộ độc nhẹ và lâu ngày thì móng tay dễ đứt gãy và rụng tóc nhiều. Ngoài ra, dư selenium làm hơi thở có mùi tỏi. Nếu bạn không ăn tỏi mà hơi thở lại có mùi tỏi và kéo dài nhiều ngày thì hãy nghĩ ngay đến việc dư selenium.
Trường hợp ngộ độc cấp khi dùng liều cao selenium thì sẽ có các hiện tượng như: hệ tiêu hóa xáo trộn, nôn mửa, đau bụng. Ngoài ra, cơ thể còn mệt mỏi và tính tình nóng nảy. Thông thường khi sử dụng khoảng 850mcg/ngày thì sẽ gây ra ngộ độc. Dù nghiên cứu cho thấy mức 850mcg/ngày gây ngộ độc nhưng khuyến cáo lượng tối đa là 400mcg/ngày kể cả phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Các thực phẩm giàu Selenium
Selenium xuất hiện chủ yếu trong các loại ngũ cốc nguyên hạt và từ động vật chứ không phải từ thực vật và rau củ quả.
Danh sách thực phẩm giàu Selenium:
- Quả hạch Brazil: 30 gam hạt hạch Brazil chứa đến 544 mcg selenium tương đương hơn 700 % nhu cầu mỗi ngày.
- Gạo lứt nấu chín: 1 chén chứa 19 mcg selenium
- Trứng: 1 quả trứng chứa 15 mcg selenium
- Cá ngừ: 90 gam cá ngừ vây vàng khô chứa 92 mcg selenium
- Cá bơn Halibut nướng: 90 gam chứa 47 mcg, bằng 68% nhu cầu
- Bánh mì trắng: 1 lát bánh mì chứa 10 mcg
Ngoài ra, hàm lượng selenium có trong ngũ cốc và các chế phẩm từ ngũ cốc phụ thuộc vào nơi chúng được gieo trồng.
Bổ sung Selenium bằng các dinh dưỡng bổ sung
Mỗi viên Nutrilite Vitamin E cung cấp 400 IU vitamin E, 10 mcg Selenium từ nấm men, 50 mg bột đông khô ngò tây, có tác dụng bổ sung chất chống oxy hóa tự nhiên, vitamin E & Selenium cho cơ thể, hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa và sức khỏe tim mạch. Sản phẩm bổ sung Selenium cần thiết cho cơ thể, chống thiếu hụt selenium. Đồng thời bổ sung thêm Vitamin E là chất chống oxy hóa tốt cùng với selenium hỗ trợ vai trò chống oxy hóa cho cơ thể.